Tầm quan trọng của kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản:
Thủy sảnlà một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Thủy sản Việt Nam tiếp cận sớm với thị trường lớn, hàng năm mang về kim ngạch xuất khẩu lớn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới chỉ sau Trung quốc và Na Uy. Do đó, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của mặt hàng thủy sản và sản phẩm từ thủy sản là cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này và nâng cao chất lượng tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta rất đa dạng và phong phú, từ sản phẩm cấp đông dạng thô phải qua chế biến trước khi sử dụng đến sản phẩm giá trị gia tăng có thể ăn liền hoặc chỉ cần gia nhiệt trước khi sử dụng.
Các loài thủy sản phổ biến: Cá, giáp sát, thân mềm, rong, ….
Các sản phẩm thủy sản khác: Thủy sản đóng hộp, nước mắm, khô, dầu cá, …
Phân tích xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.coli, Salmonella, Tổng số nấm men – nấm mốc,…)
Xét nghiệm bệnh thủy sản: Đớm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV1), Virus gây hội chứng Taura (TSV), Virus gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), …
Chỉ tiêu hóa học:
Cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi, vị)
Tạp chất (tinh bột, PVA, CMC, Adao, Agar và Gelatin)
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản, TSL đã trang bị các thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ:
Các thiết bị đo thông số vật lý: pH.
Máy quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis).
Hệ thống sắc ký ion (IC).
Hệ thống sắc ký lỏng với các đầu dò (HPLC/DAD/FLD, UPLC/DAD/FLD/RID) và hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MSMS).
Hệ thống sắc ký khí (GC/FID/ECD) và hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MSMS).
Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
Hệ thống máy quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP – OES) và hệ thống ICP – MS.
Phương pháp phân tích:
Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại TSL đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các quy chuẩn chung trên thế thế giới như: TCVN, QCVN, AOAC, ISO, JECFA, … và tất cả các quy trình này đều được khảo sát và thẩm định theo quy định của ISO 17025.
Tất cả phương pháp đều được kiểm tra đánh giá tay nghề nhân viên, tham gia so sánh liên phòng và thực hiện các chương trình PT trong và ngoài nước.
Phần lớn các phương pháp phân tích đều được đánh giá công nhận ISO 17025 của AOSC.
Ngoài ra TSL còn được bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông – Cục trưởng cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chỉ định là cơ kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước ở các giấy chứng nhận: 249/QĐ-QLCL và 74/QĐ-QLCL.
Tầm quan trọng của kiểm nghiệm sữa và sản phẩm sữa: Sữa được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho các con vật trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Thành phần chính của sữa gồm protein, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất, nước. Sản phẩm từ sữa […]
Kiểm nghiệm thực phẩm là một phần không thể thiếu để sản xuất hiệu quả của các sản phẩm chất lượng, an toàn. Với công việc thực hiện ngày càng phải chịu sự giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức […]
Khái quát về Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi (vật nuôi trên cạn và thủy sản) được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật […]