Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, khoảng 70% nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các con sông, nồng độ chất ô nhiễm trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (từ 1,5 đến 3 lần).
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đã kéo theo những hệ lụy khủng khiếp cho con người. Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta:
Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước bẩn.
Khoảng 20.000 người phát hiện bị ung thư nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước.
Khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun do sử dụng nước bị không đạt chất lượng. 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO).
Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen – hay là Arsenic vô cơ lại là một chất hóa học cực độc thường được sử dụng trong việc tạo ra các loại thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường).
Do đó, kiểm nghiệm nước sinh hoạt đang là nhu cầu cấp thiết để kiểm tra và đưa ra phương hướng khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm đối với nguồn nước đang sử dụng trong hộ gia đình. Còn đối với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh ở Việt Nam, để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, kinh doanh phải đáp ứng chỉ tiêu kiểm nghiệm nước sinh hoạt theo quy chế hiện hành.
Để kiểm nghiệm an toàn thành công và nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật. Tùy vào mục đích kiểm nghiệm, thổ nhưỡng và đặc trưng địa lý ở các khu vực vùng miền và địa phương mà xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm nhưng phải dựa vào các văn bản pháp luật sau:
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.
Đánh giá và quản lý chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các mục đích sử dụng xác định. Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước mặt đối với quy hoạch sử dụng nước đã được phê duyệt.
Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo nguồn nước mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng.
Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lượng nước.
Cảm quan (pH, trạng thái, độ đục, màu sắc, mùi, vị)
Hoạt độ phóng xạ ab
Hàm lượng kim loại: Pb, Cd, As, Hg, Na, K, Mg …
Chỉ tiêu vô cơ: Nitrat, nitrit, sulfate, clo dư, độ cứng, amoni…
Thuốc bảo vệ thực vật nhóm: Lân, Chlor, Cúc, Carbamate, Triazole, …
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs, Phenol và dẫn xuất phenol.
Các anion: Chlorate, Chloride, Bromate, Pechlorate, …
Thiết bị phân tích:
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm, TSL đã trang bị các thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ:
Máy quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis).
Hệ thống sắc ký ion (IC).
Hệ thống sắc ký lỏng với các đầu dò (HPLC/DAD/FLD, UPLC/DAD/FLD/RID) và hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MSMS).
Hệ thống sắc ký khí (GC/FID/ECD) và hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MSMS).
Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
Hệ thống máy quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP – OES) và hệ thống ICP – MS.
Phương pháp phân tích:
Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm trên nền mẫu nước tại TSL đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các quy chuẩn chung trên thế thế giới như: TCVN, QCVN, AOAC, ISO, … và tất cả các quy trình này đều được khảo sát và thẩm định theo quy định của ISO 17025.
Tất cả phương pháp đều được kiểm tra đánh giá tay nghề nhân viên, tham gia so sánh liên phòng và thực hiện các chương trình PT trong và ngoài nước.
Phần lớn các phương pháp phân tích đều được đánh giá công nhận ISO 17025 của AOSC.
Ngoài ra TSL còn được các ban bộ ngành chỉ định là cơ quan kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước:
Tầm quan trọng của kiểm nghiệm sữa và sản phẩm sữa: Sữa được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho các con vật trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Thành phần chính của sữa gồm protein, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất, nước. Sản phẩm từ sữa […]
Kiểm nghiệm thực phẩm là một phần không thể thiếu để sản xuất hiệu quả của các sản phẩm chất lượng, an toàn. Với công việc thực hiện ngày càng phải chịu sự giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức […]
Khái quát về Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi (vật nuôi trên cạn và thủy sản) được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật […]